Colette School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ

2 posters

Go down

Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Empty Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ

Bài gửi by Chickenpro 22/12/2007, 4:53 pm

Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Abc10
Ngày 27/11/2007 vừa qua, tại Hà Nội, Viện phim Việt Nam phối hợp với Viện phim Thụy Điển tổ chức Hội thảo “Điện ảnh – Học đường”. Tại Hội thảo nhiều chuyên gia Điện ảnh của Việt Nam và Thụy Điển đã trao đổi nhiều ý kiến bổ ích về vấn đề duy trì và phát triển Dự án này của quỹ SIDA (Thụy Điển). Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của nhà biên kịch Đoàn Tuấn tại buổi Hội thảo.

Năm 1998, khi đang còn là sinh viên trường Đại học Điện ảnh Quốc Gia Liên bang Nga (VGIK), tôi được đi tham quan dự án làm phim của các em học sinh ở một trường phổ thông Matxcova. Điều ấn tượng đối với tôi là, trong mỗi lớp học của trường tiểu học này đều có một phongg điện ảnh. Phòng này đặt ở cuối lớp, trên một cái bệ cao khoảng hơn 1m. Ở đó có rất nhiều dụng cụ chụp ảnh, làm phim và chiếu phim. Năm đó, tôi học năm thứ 3. Tiếng là đi giúp đỡ các em làm phim nhưng tôi đã học tập được rất nhiều ở các em trong cái nhìn cuộc sống. Chẳng hạn, để quay phim cô giáo mình, có em đã quay cái nơ màu đỏ buộc tóc của cô. Sau đó quay dần lên đuôi sam tết tóc của cô, rồi đến mái tóc, sau dần mới đến khuôn mặt và cuối cùng là hình dáng cô giáo. Tôi hỏi: “Tại sao em lại quay cái nơ trước?” Em trả lời: “Em rất thích cái nơ đó, em nhìn thấy nó trước tiên”.

Cách đây hai năm, tôi có được xem bộ phim tài liệu CAMERA KIDS cảu hai nhà làm phim là Zana Briski và Ross Kauffman. Phim đoạt giải Oscar năm 2005 dành cho thể loại phim tài liệu ngắn. Đây là dự án của các nhà làm phim Pháp tập hợp trẻ em ở thành phố Calcutta (Ấn Độ) thành một nhóm chụp ảnh. Họ đưa các em máy ảnh, máy quay phim để các em tự chụp, tự quay phim về cuộc sống ở gia đình mình, đường phố mình bạn bè mình dưới cái nhìn của mình. Đây thực sự là một bộ phim độc đáo mang đến cho người xem một cái nhìn khác lạ về chính mình.

Ngày 11 tháng 10 vừa rồi, tại rạp chiếu phim Cinemateque (Hà Nội), tôi được xem bộ phim “Thảo nguyên xanh tươi” do 7 em nhỏ tuổi ở Bãi giữa sông Hồng tự làm dưới sự hướng dẫn của chị Phan Ý Ly. Đây là bộ phim được thực hiện theo nguyên tắc đặt tính chân thực của hình ảnh và suy nghĩ của chính các em lên hàng đầu. Các em tự quay những gì mình thích về chính cuộc sống xung quanh. Bộ phim đã cho tôi cái nhìn khác, nhân hậu hơn về Bãi giữa và các cư dân ở đây. Tôi không có ấn tượng không tốt về cư dân nơi này như trước đây.

Qua những thí dụ trên, tôi rút ra mấy điều sau đây:

Trong tâm hồn của tất cả các em thiếu nhi, hầu như ai cũng có tiềm năng và tố chất để trở thành nghệ sỹ trong tương lai. Đặt giả thiết, nếu người lớn làm phim về Calcutta hay về Bãi Giữa chưa chắc đã hay hơn phim của các em. Từ đó tôi nhận thấy, phẩm chất người nghệ sỹ sáng tạo trong các em còn nguyên sơ và rất đáng được tôn trọng.

Tôi nghĩ, trẻ em Bãi Giữa là những trẻ em bị định kiến là hư, haybỏ học (hoặc trong phim CAMERA KIDS tôi không thấy các em lên lớp hay đọc sách). Từ đó, tôi thử đặt một phép so sánh, nếu cho các trẻ em chăm ngoan học giỏi ở các trường phổ thông thì làm phim với các trẻ em bụi đời, đường phố, không biết phim của nhóm nào sẽ hay hơn, song tôi chắc một điều, phim của trẻ bụi đời gây được ấn tượng hơn. Bởi các em gần đời sống hơn, thực hơn và có tính cinema hơn. Từ đó, tôi xin đặt vấn đề với các dự án Điện ảnh học đường của Quỹ SiDa là hãy mở rộng ngân sách cho trẻ em bụi đời tham gia làm phim nữa.

Khi các em cầm máy chụp ảnh hay máy quay phim, các em sẽ cảm thấy yêu con người hơn, yêu cuộc sống hơn. Khi làm ra được những bức ảnh đầu tiên, những bộ phim đầu tiên, các em đã gửi vào trong những tác phẩm đầu tay của mình những suy nghĩ, ước mơ, những trăn trở về thế giới xung quanh. Khi đã có cái nhìn về thế giới xunh quanh, thì tự các em sẽ có ý thức về bản thân mình với thế giới đó. Và tôi tin chắc một điều, các em đối xử với thế giới đó nhân đạo hơn.

Để dự án này có hiệu quả chân thực tôi quan niệm rằng, chúng ta không nên dạy các em cách quay một cảnh phim thế nào cho đẹp, hay bố cục một khuôn hình thế nào cho chuẩn mà điều quan trọng nhất là giúp các em tự tin thể hiện cảm xúc và cái nhìn của mình, tìm ra và tôn trọng sự khác biệt giữa bản thân mình với người khác, cùng được chia sẻ và thưởng thức niềm vui sáng tác. Hãy để các em tự thể hiện cảm xúc của mình, quay những gì mình thích và quan tâm.

Từ đó, chúng ta mới học tập được cách nhìn thế giới xung quanh bằng các nhìn của các em. Một mặt, chúng ta được khám phá thế giới nội tâm của trẻ em. Mặt khác, chúng ta được nhìn thấy chúng ta trong cộng đồng chung sống với các em thế nào. Từ đó chúng ta nhận thức được những gì mà người lớn cần làm để hiểu các em hơn, gần gũi các em hơn và đối thoại với các em bằng ngôn ngữ của các em hơn.

Dự án Điện ảnh học đường, theo tôi được biết, đã bắt đầu được khoảng 2 năm. Trong thời gian ấy, các em đã làm được bao nhiêu phim? Liệu các trường có lưu giữ và bảo quản được các bộ phim của các em không? Tôi cứ hình dung, năm nay các em 10 tuổi. Các em đang làm phim về mình. Nếu 10 năm sau hoặc 20 năm sau, vẫn ở trường này, lại có thế hệ các em khác làm phim về mình, các em có làm như hôm nay không? Và nếu người lớn chúng ta xem những phim các thế hệ học trò làm trong 10 năm hay 20 năm đó, chắc chắn chúng ta có cả một kho tư liệu để nghiên cứu sự khác nhau giữa các thế hệ trẻ. Đó là một điều rất thú vị và có lợi ích hơn.

Cuối cùng, dự án này được quỹ SIDA Thụy Điển hỗ trợ, được thực hiện tại Việt Nam và nên có thể ghép hai từ Thụy Điển – Việt Nam cạnh nhau. Và đây là một dự án điện ảnh. Điều đó cho thấy, nghệ thuật Điện ảnh có thể không bị ngăn cách bởi biên giới hay ngôn ngữ. Nghệ thuật Điện ảnh phụng sự cái Đẹp. Các em vừa làm điện ảnh để yêu con người hơn, yêu cuộc sống hơn và giúp mọi người nhìn con người và cuộc sống với cái nhìn nhân văn hơn.

(Xóm nghèo nhân cơ hội này mà làm film XXX thì Chãy dãi Chãy dãi )
Chickenpro
Chickenpro
Thanh Long
Thanh Long

Nam
Tổng số bài gửi : 385
Age : 30
Đến từ : Trung tâm bảo vệ động vật quý hím
Công việc / Sở thích : Đu dây điện , múa lửa , nằm cho xe tải cán ....
Registration date : 17/12/2007

Trình độ Thành viên
HP:
Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Left_bar_bleue2/3Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Empty_bar_bleue  (2/3)
Exp:
Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Left_bar_bleue56/100Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Empty_bar_bleue  (56/100)

https://coletteschool.forum-viet.com/profile.forum

Về Đầu Trang Go down

Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Empty Re: Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ

Bài gửi by Space Fighter 007 22/12/2007, 7:00 pm

Ủng hộ flim trẻ em hết mình (có gì bít đâu sau này lớn lên làm đạo diễn Nhăn răng )
Space Fighter 007
Space Fighter 007
Moderator
Moderator

Nam
Tổng số bài gửi : 229
Age : 30
Đến từ : Vũ trụ
Công việc / Sở thích : Chơi game
Registration date : 17/12/2007

Trình độ Thành viên
HP:
Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Left_bar_bleue5/5Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Empty_bar_bleue  (5/5)
Exp:
Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Left_bar_bleue500/500Trẻ em làm phim - Một dự án đáng khích lệ Empty_bar_bleue  (500/500)

https://coletteschool.forum-viet.com/

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết